Thông báo khẩn: 1 Linh mục nổi loạn chống đối bề trên - GP Long Xuyên

Kính thưa Cộng đoàn, hôm ngày 30 tháng 8 năm 2024 trên trang Facebook Dòng Thánh Gia Việt Nam có thông báo đến toàn thể cộng đoàn, về tình hình một tu sĩ trong dòng đã bất tuân bề trên, tự ý rời dòng. Để tránh những hiểu lầm và những hậu quả đáng tiếc xảy ra, Dòng Thánh Gia Việt Nam thông báo như sau:

--- --- - -- --

DÒNG THÁNH GIA- CSF

  1. Vài Nét về Nguồn Gốc và Lịch Sử Hội Dòng:

Vì nhu cầu truyền giáo tại Giáo phận Phnom-Penh (lúc ấy gồm toàn Vương quốc Campuchia và hai Giáo phận Cần Thơ và Long Xuyên ngày nay), vào cuối năm 1904, linh  mục Henri Pianet (1852- 1915), thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP- Société des Missions étrangères de Paris), được Đức cha Bouchut chọn để thành lập Trường Giảng Viên Giáo LýTruyền Giáo tại Banam (Tỉnh  PreyVeng, Campuchia). Trường được khai giảng vào năm 1906 với  15 học viên. Cha Pianet đã phác thảo Nội quy của trường. Sau giai đoạn thử nghiệm, Nội quy này đã được đổi thành “Chỉ Nam Giảng viên Giáo lý”, được in năm 1914.Các Giảng viên Giáo lý được gửi đi để dạy giáo lý tại những vùng sâu, vùng xa, nơi không có các linh mục hoặc đi mở các thí điểm truyền giáo.

Trên cơ sở này, vào năm 1931, Đức cha Valentin Herrgott (1864-1936), Giám mục Đại diện Tông tòa Giáo phận Phnom Penh, đã cho sáng lập dòng Các Tu Huynh Giảng Viên Giáo Lý Thánh Gia Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam, quen gọi là các Thầy Dòng Banam), nay gọi là dòng Thánh Gia (Congrégation de la Sainte Famille- Congregatio Sanctae Familiae, viết tắt là CSF). Tòa Thánh đã phê chuẩn ngày 8/6/1931. Dòng Các Tu huynh Giảng viên Giáo lý Thánh Gia Banam vẫn giữ mục đích của trường Giảng viên Giáo lý. Cha Blondet (1870- 1941) là Bề trên tiên khởi của dòng.

Sau đó hơn hai tháng, 5 tập sinh tiên khởi nhận áo dòng vào ngày lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/8/1931,và ngày này được chọn là ngày chính thức LẬP DÒNG.

Ngày 16/8/1932: lễ khấn lần đầu của 5 tu sĩ Thánh Gia tiên khởi, lớp chữ A.

Ngay từ năm 1936, các tu sĩ đã được gửi đi khắp nơi trong Giáo phận để mở các thí điểm truyền giáo và dạy Giáo lý.

Nhưng dòng thực sự khởi sắc với sự cải tổ của cha Giu-se Vulliez (1912- 1975) từ năm 1939. Cha Giu-se Vulliez đã soạn Hiến pháp 1946, Tập quán pháp, chương trình đào tạo,…

Trường Giảng Viên Giáo Lý Truyền Giáo vẫn tiếp tục tồn tại,vì có những học viên của trường không muốn bước vào đời sống tu trì trong dòng. Đến năm 1943, trường chính thức giải tán.

Ngày 29/8/1952, 7 tu sĩ Thánh Gia đầu tiên tuyên khấn vĩnh viễn.

Đến năm 1963, dòng đã có 54 đệ tử, 10 tập sinh và 39 thầy khấn.

Năm 1967, Tổng Tu nghị được mở ra trong Hội dòng để canh tân theo tinh thần Vatican II với những sửa đổi thích nghi bộ Luật dòng. Nhưng những sửa đổi này đã thất lạc.

Năm 1968, Tu huynh Jean Nguyễn Văn E đắc cử Bề trên Tổng quyền và là Bề trên tiên khởi người Việt. Từ đó, cha Vulliez trao lại toàn bộ Hội dòng cho người Việt Nam điều hành.

Vào đầu năm 1970, xảy ra cơn chính biến tại Campuchia, với chiến dịch“Cáp Duôn” (chém giết người Việt) vô cùng dã man và tàn bạo. Tất cả các tu sĩ Thánh Gia, vì là người Việt nên đã bị trục xuất về Việt Nam.

Trong suốt thời gian gần 40 năm (1931- 1970) trên đất Chùa Tháp, dòng Thánh Gia đã cung cấp cho Giáo hội Campuchia và Việt Nam hàng trăm tu sĩ tích cực góp phần đắc lực với các linh mục Thừa sai trong việc mở mang Nước Chúa. Dòng cũng đã mở trường Sinh ngữ để dạy tiếng Việt và tiếng Khmer cho các cha Thừa sai, giúp các ngài hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam và Campuchia.

Về Việt Nam, ngày 12/08/1970, dòng được Tòa Thánh cho phép chính thức sát nhập vào Giáo phận Long Xuyên. Dần dần, dòng đã mở thêm nhiều chi nhánh trong các Giáo phận Cần Thơ, Xuân Lộc, Sài Gòn, Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Phan Thiết.

Ngày 27/12/1972, Tu huynh Philibert Nguyễn Văn Ba được thụ phong linh mục và là linh mục đầu tiên của dòng.

Từ năm 1983, Hội dòng áp dụng Hiến pháp 1983, được sửa đổi theo tinh thần của công đồng Vatican II và Bộ Giáo Luật 1983. Cuốn Hiến pháp này đã được ĐGM. Micae Nguyễn Khắc Ngữ, Giám mục Gp. Long Xuyên phê chuẩn ngày 19/1/1984.

Việc muốn chuyển qua dòng giáo sĩ hoặc sát nhập vào một dòng giáo sĩ khác đã có từ lâu, ngay từ Tổng Tu nghị lần I năm 1968 – 1969 và nhiều Tổng Tu nghị tiếp theo như Tổng Tu nghị VII 2002 (83,33% muốn dòng trở thành một dòng giáo sĩ), Tổng Tu nghị VIII 2006 (91% muốn dòng chuyển thành dòng giáo sĩ giáo phận), Tổng Tu nghị Ngoại thường 2009 (81,5% đồng ý sát nhập dòng vào một dòng giáo sĩ thuộc Giáo hoàng).

Dòng cũng đã trải qua 5 năm (1997-2002) liên hiệp nhằm mục đích sát nhập với dòng Thánh Gia Belley, Pháp, nhưng không thành.

Tháng 8/2016, Đức Giám mục phó Giu-se Trần Văn Toản, thay mặt Đức Giám mục Giu-se Trần Xuân Tiếu- Giám mục Giáo phận Long Xuyên, cho phép Hội dòng sửa đổi Hiến pháp để chuyển từ dòng Giáo dân thuộc Giáo phận lên dòng Giáo sĩ thuộc Giáo phận.Do đó, cuốn Hiến pháp này đã được sửa đổi dựa trên Hiến pháp 1983 và được Tổng Tu nghị XII 2018 phê chuẩn ngày 13/8/2018.

  1. Đặc Sủng

ĐGM. VALENTIN HERRGOTT, MEP (Hội Thừa Sai Paris), đã thành lập Hội dòng Thánh Gia để đáp ứng nhu cầu truyền giáo tại Giáo phận Phnom Penhvào những năm đầu của thế kỷ XX.

  1. Linh đạo

Các tu sĩ dòng Thánh Gia sống theo tinh thần gia đình Thánh Gia , nơi Ba Đấng hiện thực hóa cộng đoàn tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. Đó là một gia đình sống đùm bọc yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, hy sinh xả kỷ vì nhau, trong nếp sống đơn sơ, thanh bần và vâng phục.

  1. Sứ vụ

Tham gia vào ơn đoàn sủng của Đấng Sáng lập trước nhu cầu của thời đại ngài, các phần tử dòng hiến thân lo việc truyền giáo bằng việc:

  1. Giảng dạy giáo lý,
  2. Huấn luyện và giáo dục trẻ em,
  3. Tham gia vào các công tác mục vụ của Giáo phận.
  4. Phương Châm và Phù Hiệu
  5. Phương châm:

Để biểu hiện tinh thần và trách nhiệm truyền giáo của dòng, phương châm của anh em Thánh Gia là: “NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN”; Viết tắt: “A.R.T” (Adveniat Regnum Tuum).

  1. Phù hiệu:

 Thánh Giá nhỏ, trên đó có khắc chữ A.R.T.

  1. Tu Phục

Tu phục đơn sơ và khiêm tốn, gồm áo dòng kiểu “La Mã” (Soutane romaine) có nút tới nửa thân, cổ col, với phù hiệu Thánh Giá nhỏ gắn trước ngực.

  1. Bổn Mạng Dòng

Hội dòng được đặt dưới danh hiệu và sự bảo trợ của THÁNH GIA. Do đó, các anh em nhận thấy nơi Thánh Giasự thể hiện hoàn hảo nhất nơi trần thế cộng đoàn tình yêu của Chúa Ba Ngôi, đồng thời biểu lộ ý muốn phục vụ Thiên Chúa và nhân loại bằng cách sống lại Mầu Nhiệm Chúa Ki-tô ở gia đình Thánh xưa với Đức Mẹ và Thánh Giu-se.

Anh em luôn cố gắng tìm hiểu mầu nhiệm cứu rỗi được mạc khải trong Thánh Gia. Cùng nơi Thánh Gia, anh em thấy sự hăng say hoạt động trong đời sống cũng như trong các hoạt động tông đồ.

  1. Địa Chỉ

603/47 Bình Đức 3, Bình Đức, tp. Long Xuyên- An Giang.

Điện thoại: 0763. 853574

E-mail: thanhgiaart@yahoo.com

Website: www.dongthanhgiavn.net

  1. Các Hoạt Động Tại Việt Nam

– Hoạt động chính hiện nay của dòng là mở các điểm truyền giáo ở những vùng sâu vùng xa, với những quan tâm hàng đầu là nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho đồng bào nghèo ở địa phương, góp phần làm cho “Nước Cha Trị Đến” (ART) theo như khẩu hiệu của dòng.

– Mục vụ Giáo xứ:  tại các giáo phận Long Xuyên, Cần Thơ, Xuân Lộc, tp. HCM và Ban Mê Thuật.

  1. Khả Năng Cộng Tác về Chuyên Môn của Hội Dòng

 Sứ vụ chính của Hội dòng là truyền giáo: hiến thân lo việc tông đồ bằng giảng dạy giáo lý, nên dòng sẵn sàng cộng tác trong lãnh vực đào tạo Giáo lý viên.

--- - -- - --

Tiểu sử Đức Cha Valentin HERRGOTT – Đấng Sáng Lập Dòng Thánh Gia

HERRGOTT Valentin, sinh ngày 11/10 năm1864 tại  Mitzach, giáo phậnStrasbourg (Haut-Rhin, Pháp), là con út trong một gia đình có sáu người con. Ngài học tiểu học ởMitzachrồi vào học trường các Sư huynh La Salle ởMatzenheim , tiếp tục chương trình Trung học ở Tiệu Chủng việnZillisheim và kế tiếp là ở Chủng viện Saint Sulpice tạiIssy. Ngày 18/9 năm 1885 ngài được nhận vào Chủng viện của các Cha Thừa sai. Được thụ phong Phụ Phó tế (xưa gọi là “chức Thầy Năm”) ngày 22/9 năm 1888, Phó tế ngày 3/5/1889và sau cùng là chức Linh mục ngày 21/9/1889. Sau đó tân Linh mục nhận bài sai đi truyền giáo ở Campuchia. Ngài học tiếng Việt tại Phnom Penh (ở giáo xứ Russey-keo). Năm 1890 ngài lại được sai đến Talok (hạt Swayrieng), ngài ở lại đây 2 năm và học tiếng Khmer. Sau thời gian này, ngài được sai đến Cù lao Tây làm chánh xứ ở đây từ năm 1893 đến 1896. Năm 1896 này ngài được chỉ định làm Bề trên Tiểu Chủng viện Cù lao Giêng và linh hướng cho Tu viện Nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng ở sát bên Tiểu Chủng viện.Ngài ở lại đây suốt 32 năm trời.

Năm 1901,ngài làm Tổng Đại diện và qua tháng 3 năm 1902ngài nhận thêm chức Bề trên các Cha Thừa sai tại Campuchia cho đến tháng 11/1902 là ngày Đức Cha Bouchut nhận chức Giám mục. Tiếp tục làm Bề trên Tiểu Chủng viện, ngài đã góp phần tích cực vào việc phát triển giáo phận.                  .

Ngoài việc mở mang Tiểu Chủng viện, ngài cũng lo việc xây dựng, mở mang tu viện các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng và tìm cách nâng cao trình độ học thức của các Sơ này để các Dì có thể giúp các em dọn thi các văn bằng chính thức (bằng Tiểu học theo chương trình của Bộ Giáo dục).

Ngày 18/02 năm 1928, ngài được chí định làm Giám mục Phó của Đức Cha Bouchut và được tấn phong Giám mục ngày 01/05/1928 trong Nhà Nguyện của Tiểu Chủng viện. Sau đó, vào ngày 17/12/1928 ngài chính thức làm Giám quản Tông Tòa Giáo phận Phnom Penh. Năm1930, ngài về Pháp tham dự Tổng Nghị của Hội Thừa Sai Paris. Liền sau khi trở về Phnom Penh, ngài về thăm viếng mục vụ giáo hạt Banam và tạm trú tại nhà xứ Banam, cạnh cơ sở của Trường đào tạo các Giảng viên Giáo lý, quen gọi là Trường ” Các Thầy Giảng Banam”. Nhận thấy tổ chức này đang xuống cấp về mọi mặt, không còn thích ứng với các nhu cầu truyền giáo và mục vụ của giáo phận lúc đó, nên sau khi bàn hỏi với các vị hữu trách, ngài đã quyết định thành lập một Dòng tu chính thức với các tu sĩ có ba lời khấn dòng đúng theo giáo luật. Sau khi trình lên Tòa Thánh ý nguyện này, thì ngày 6 tháng 8 năm 1931 ngài nhận được sự chấp thuận chính thức của Tòa Thánh, cho phép thành lập tại Banam một “Nhà Dòng các Thầy Giảng viên Giáo lý Thánh Gia ” (Frères Catéchistes de la Sainte Famille) trong ngôi nhà mới xây dựng cạnh cơ sở của “Trường Thầy Giảng” đã có từ năm 1905. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1931 này, có 5 Tập sinh đầu tiên của nhà Dòng mới thành lập, được mặc áo dòng vào Tập viện với tên thánh dòng lớp chữ A.

Qua năm 1932 ngài cho xây dựng tại thủ đô Phnom Penh một Tòa Giám mục mới rộng lớn và tiện nghi. Năm 1935 ngài tham dự Đại Hội Thánh Thể tại Saigon. Qua đầu năm sau, sức khỏe ngài suy sụp, thường xuyên ốm đau và sau cùng Ngài được Chúa gọi về ngày 23 tháng 3 năm 1936 để chuẩn bị mừng lễ Mẹ Truyền Tin trên trời.

********

Mới hơn Cũ hơn