Kính thưa Cộng đoàn, trong hành trình thu lượm thai nhi của Cha Giuse Nguyễn Văn - tịch trưởng ban bảo vệ sự sống, Giáo phận Xân Lộc gặp rất nhiều chuyện rùng rợn mà người bình thường như chúng ta có lẽ sẽ hoảng sợ. Nhưng với niềm tin tưởng vào Thiên Chúa và tình thương dành cho các thai nhi mà Cha đã làm công việc này nhiều năm qua. Sau đây là câu chuyện có thật do Cha kể lại, mời Cộng đoàn cùng theo dõi:
TIẾNG KHÓC SINH LINH
“TÂM ƠI VỀ ĐI !”
Người ta thường hay hỏi tôi các thai nhi có về quấy phá cha không? Quấy phá có lẽ thì không có, nhưng tôi có nghe được những âm thanh như kéo bàn ghế, những tiếng động lạ mà chỉ có thể là do con người làm chứ không phải là tự nhiên. Tôi nghĩ đó là điều nói lên sự hiện diện của các em, vì tôi đã tin rằng các em là con người có hồn – xác như chúng ta. Dù chỉ là xác chết thai nhi hay chỉ là giọt máu thai nhi, nhưng vẫn rất linh thiêng, không thể đơn giản vào vấn đề vật chất bình thường.
Đặc biệt có lần tôi nghe rất rõ tiếng khóc của các em “Tâm ơi về đi !”, một tiếng khóc ai oán trong đêm nghe rất sầu não như vọng về từ cõi chết hay từ vực thẳm tăm tối hoặc từ rừng sâu âm u vọng lại. Tôi nghe không phải một lần mà đến khoảng 30 lần, nghe khi tôi đang cầu nguyện lúc 4:00 sáng. Tôi nghĩ rằng đây là việc các em được phép về và cho tôi thông điệp cho công việc an táng cũng như bảo vệ các thai nhi.
“Tâm ơi về đi !” đó là thông điệp các thai nhi mong đợi con người đối xử với nhau như con người biết suy nghĩ, sống có tâm với nhau, sống yêu thương nhau tự trong tâm của mình. Điều các em và không chỉ các em mà tất cả loài người chúng ta mong chờ là sống với nhau có tâm với nhau, có lòng với nhau và chẳng gì tốt cho bằng “bằng lòng”. Tâm không đủ lớn để rồi các em phải ra đi, tình thương của bố mẹ không đủ lớn để rồi các em bị loại trừ ra khỏi lòng mẹ. Có lòng sẽ giữ được nhau và giữ được các em. Tiếng khóc sinh linh ai oán đó vẫn đang khóc khi các em bị phá bỏ, hay có ý định phá bỏ đi. Tiếng khóc sinh linh ấy khóc hoài cho đến khi thấu đến tâm hồn ta.
Có ở đâu bằng lòng mẹ, có nơi nào êm ái, an toàn cho bằng khi ở trong lòng mẹ. Dạ mẹ là nơi an toàn, êm ái nhất của đời người. Nhưng nơi này cũng đã không giữ được con, dạ mẹ trở thành bãi chiến trường để người ta đưa những dụng cụ vào đó cắt bỏ từng bộ phận rồi kéo ra, có khi cặp vào bộ phận các em để xé các em thành từng mảnh. Cầm các em trên tay, tắm rửa và cho các em vào chiếc quan tài thay cho lòng mẹ.
Tiếng khóc sinh linh “Tâm ơi về đi” là thông điệp các em đã cho tôi nghe được từ các thai nhi bị phá bỏ. Xin hãy yêu thương nhau, xin hãy bảo vệ con, đừng huỷ hoại con, vì con là con người, là con của bố mẹ, là tình yêu của bố mẹ. Xin hãy cho con tình thương để con được bảo vệ, được chào đời và lớn lên như mọi người.
Đừng sợ con cái, chúng không lấy mất gì của bố mẹ, chúng là kết quả tình yêu, chúng là niềm vui, chúng là tương lai của quý vị. Biết bao người đang mong đợi ơn sự sống mà không có dù đó là con nuôi, trong khi nó lại bị huỷ hoại đi như kẻ thù. Xin cho loài người có thể xác và tâm hồn của chúng ta sống có tâm với nhau và sống thật với tâm hồn trong trắng, thanh thoát, đầy yêu thương. Hôm nay thứ Bẩy, máu chảy về tim, cầu cho mọi người và các thai nhi luôn được máu hồng tình yêu nuôi dưỡng.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Tịch, TB BVSS gp. Xuân Lộc.
------------------
TIẾNG KHÓC SINH LINH
“TÂM ƠI VỀ ĐI !”
Người ta thường hay hỏi tôi các thai nhi có về quấy phá cha không? Quấy phá có lẽ thì không có, nhưng tôi có nghe được những âm thanh như kéo bàn ghế, những tiếng động lạ mà chỉ có thể là do con người làm chứ không phải là tự nhiên. Tôi nghĩ đó là điều nói lên sự hiện diện của các em, vì tôi đã tin rằng các em là con người có hồn – xác như chúng ta. Dù chỉ là xác chết thai nhi hay chỉ là giọt máu thai nhi, nhưng vẫn rất linh thiêng, không thể đơn giản vào vấn đề vật chất bình thường.
Đặc biệt có lần tôi nghe rất rõ tiếng khóc của các em “Tâm ơi về đi !”, một tiếng khóc ai oán trong đêm nghe rất sầu não như vọng về từ cõi chết hay từ vực thẳm tăm tối hoặc từ rừng sâu âm u vọng lại. Tôi nghe không phải một lần mà đến khoảng 30 lần, nghe khi tôi đang cầu nguyện lúc 4:00 sáng. Tôi nghĩ rằng đây là việc các em được phép về và cho tôi thông điệp cho công việc an táng cũng như bảo vệ các thai nhi.
“Tâm ơi về đi !” đó là thông điệp các thai nhi mong đợi con người đối xử với nhau như con người biết suy nghĩ, sống có tâm với nhau, sống yêu thương nhau tự trong tâm của mình. Điều các em và không chỉ các em mà tất cả loài người chúng ta mong chờ là sống với nhau có tâm với nhau, có lòng với nhau và chẳng gì tốt cho bằng “bằng lòng”. Tâm không đủ lớn để rồi các em phải ra đi, tình thương của bố mẹ không đủ lớn để rồi các em bị loại trừ ra khỏi lòng mẹ. Có lòng sẽ giữ được nhau và giữ được các em. Tiếng khóc sinh linh ai oán đó vẫn đang khóc khi các em bị phá bỏ, hay có ý định phá bỏ đi. Tiếng khóc sinh linh ấy khóc hoài cho đến khi thấu đến tâm hồn ta.
Có ở đâu bằng lòng mẹ, có nơi nào êm ái, an toàn cho bằng khi ở trong lòng mẹ. Dạ mẹ là nơi an toàn, êm ái nhất của đời người. Nhưng nơi này cũng đã không giữ được con, dạ mẹ trở thành bãi chiến trường để người ta đưa những dụng cụ vào đó cắt bỏ từng bộ phận rồi kéo ra, có khi cặp vào bộ phận các em để xé các em thành từng mảnh. Cầm các em trên tay, tắm rửa và cho các em vào chiếc quan tài thay cho lòng mẹ.
Tiếng khóc sinh linh “Tâm ơi về đi” là thông điệp các em đã cho tôi nghe được từ các thai nhi bị phá bỏ. Xin hãy yêu thương nhau, xin hãy bảo vệ con, đừng huỷ hoại con, vì con là con người, là con của bố mẹ, là tình yêu của bố mẹ. Xin hãy cho con tình thương để con được bảo vệ, được chào đời và lớn lên như mọi người.
Đừng sợ con cái, chúng không lấy mất gì của bố mẹ, chúng là kết quả tình yêu, chúng là niềm vui, chúng là tương lai của quý vị. Biết bao người đang mong đợi ơn sự sống mà không có dù đó là con nuôi, trong khi nó lại bị huỷ hoại đi như kẻ thù. Xin cho loài người có thể xác và tâm hồn của chúng ta sống có tâm với nhau và sống thật với tâm hồn trong trắng, thanh thoát, đầy yêu thương. Hôm nay thứ Bẩy, máu chảy về tim, cầu cho mọi người và các thai nhi luôn được máu hồng tình yêu nuôi dưỡng.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Tịch, TB BVSS gp. Xuân Lộc.
------------------
Tags:
duc-tin